Những câu hỏi liên quan
Vũ Minh Phương
Xem chi tiết
Lâm Đặng
Xem chi tiết
Lê Michael
2 tháng 5 2022 lúc 7:45

Tham khảo:

a﴿ Nguyên nhân;

‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b﴿ Diễn biến;

‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c﴿ Kết quả:

‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Hiền Trang
2 tháng 5 2022 lúc 8:07

-Diễn biến:

+Mùa xuân năm 40: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

+Nhân dân cả nước đồng loạt hưởng ứng.

+Nghĩa quân chiếm thành Luy Lâu. Quân Hán bỏ chạy về nước.

-Kết quả- Y nghĩa:

-Khởi nghĩa thắng lợi, quân Hán rút chạy về nước.

-Thể hiện ý thức đấu tranh giành độc lập.

-Y chí và tinh thần chiến đầu anh dũng của người phụ nữ Việt Nam. 

Bình luận (0)
Linh Sun
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
23 tháng 11 2016 lúc 20:28

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

 

Bình luận (1)
doan truc van
24 tháng 11 2016 lúc 22:02
1.Diễn biến - Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Đại Việt.-Trước thế mạnh của giặc Trần Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp, rời Thăng Long về Thiên Trường ( Nam Định). Nhân dân thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”. Nhà Trần gặp khó khăn :- Toa Đô từ phía nam đánh lên, Thoát Hoan từ phía bắc đánh xuống.-Trần Quốc Tuấn lui quân và chiếm lại Thanh Hóa.- Tháng 5/1285 ta phản công giành thắng lợi lớn ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng Thăng Long.2. Kết quả:- Thoát Hoan bỏ chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết, 50 vạn quân Nguyên bị đánh bại -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Bình luận (0)
Lê Thị Thủy Tiên
5 tháng 1 2017 lúc 9:35

lực lượng còn non yếu , nghĩa quân ko quá 2000 người , thiếu thốn lương thực, quân Minh nhiều lần tấn công(trích lời cô Thuộc)banhqua

Bình luận (0)
Hoàng Thiên Ly
Xem chi tiết
nthv_.
10 tháng 9 2021 lúc 21:41

 

Tham khảo:

Thời gian

Diễn biến chính
Tháng 8-1566nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
Tháng 8-1567vương triều Tây Ban Nha đem quân sang Nê-đéc-lan đàn áp dã man những người khởi nghĩa.
Tháng 4-1572quân khởi nghĩa làm chủ các tỉnh phía Bắc
Tháng 1-1579hội nghị U-trếch tuyên bố thống nhất tiền tệ, đo lường và tổ chức quân sự, chính sách đối ngoại
Năm 1581các tỉnh miền bắc được thống nhất thành một nước cộng hòa với tên gọi “Các tỉnh liên Hiệp” hay Hà Lan.
Năm 1609

Hiệp định đình chiến được giữa Tây Ban Nha và Hà Lan được ký kết, nhưng đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới chính thức được công nhận.

 

Bình luận (0)
thanh dat nguyen
22 tháng 10 2021 lúc 17:05

năm 1975 pháp oánh việt lam

Bình luận (0)
thương
26 tháng 10 2021 lúc 22:09

-thời gian:Vào thế kỉ XVII

- Diễn biến: -tháng 8/1566 nhân dân nhiêu lần nổi dậy nhưng đều bị đàn áp đẫm máu

                     -Đến năm 1581 ,các tỉnh miền Bắc thành lập nước cộng hòa các tỉnh liên hiệp (Hà Lan)

                     -Nhưng mãi đến năm 1648 chính thức công nhận nền độc lập

* kết quả : cuộc cách mạng giải phóng

*ý nghĩa :Đây là cuộc cách mạng đầu tiên thế giới đẫ lật ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Bình luận (0)
Huy Nguyen
Xem chi tiết
Quang Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 18:34

Em tách lần lượt các câu hỏi ra nhé !

Bình luận (2)
Huy Nguyen
24 tháng 3 2021 lúc 21:45

Diễn biến: Gồm 3 đợt:

Đợt 1 (13/3 – 17/3): cứ điểm Him Lam bị quân ta tiêu diệt cùng với đó là diệt 2000 địch và phá hủy 26 máy bay địch.Đợt 2 (30/3 – 26/4): cao điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh bị quân ta đồng loạt tấn công, diễn ra ác liệt nhất ở đồi A1, C1. Trung tâm Mường Thanh – nơi tiếp tế bằng hàng không của địch bị ta kìm hãm, địch lâm vào khốn khó.Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi.  Kết quả:Chiến thắng Điện Biên Phủ có 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện chiến tranh địch bị ta thu giữ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.
Bình luận (0)
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 18:57

c2:

Diễn biến

+ Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947.

+ Khi địch vừa tấn công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".

+ Trên khắp các mặt trận quân dân ta anh dũng chiến dấu từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

+ Ở Bắc Cạn, quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.

+ Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là mặt trận phục kích ở đèo Bông Lau, đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.

+ Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phcuj kích trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.

+ Như vậy, hai gọng kìm đông và tây của Pháp bị bẻ gãy, không khép kín lại được.

+ Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

Kết quả

+ Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.

+ Bộ đội chủ lực càng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu.

Ý nghĩa

+ Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

 + Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc thay đổi chiển lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh thắng nhanh", sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt",lấy "chiến tranh nuôi chiến tranh".

Bình luận (0)
Trần Linh
Xem chi tiết
Trần Linh
6 tháng 5 2022 lúc 20:04

Các cậu giúp mình với ạ

Bình luận (0)
Hiếu Hay Ho
Xem chi tiết
Quang Nhân
20 tháng 5 2021 lúc 20:50

Tham Khảo !

* Diễn biến:

- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoành Tháo chỉ huy kéo vào bờ biển nước ta.

- Lúc này thuỷ triều đang dâng cao. Ngô Quyền cho quân đánh nhẹ nhử quân Nam Hán tiến sâu vào bãi cọc ngầm ma không biết.

- Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán kháng cự không nổi chạy ra biển

- Quân Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc vỡ tan tànhHoằng Tháo bị giết tại trận.

- Vua Nam Hán, được tin bại trậnhốt hoảng rút quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

 

* Ý nghĩa:

- Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù.

- Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

 

Bình luận (0)
☆Cheon Yo Rina☆
20 tháng 5 2021 lúc 20:55

Diễn biến:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Quân ta dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền đã cho một toán thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch lọt vào trận địa, Hoằng Tháo dốc quân hăm hở đuổi theo lọt vào trận địa bãi cọc ngầm. Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh phản công, giặc tháo chạy va vào bãi cọc ngầm thiệt hại quá nửa, Hoằng Tháo cũng bị tử trận trong đám loạn quân. Nghe tin, vua Nam Hán hạ lệnh thu quân về nước.

Kết quả:

- Cuộc kháng chiến kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Bình luận (0)
❤X༙L༙R༙8❤
20 tháng 5 2021 lúc 21:03

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 8 2023 lúc 8:54

Tham khảo:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.

+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

Bình luận (0)
Ez Gaming
Xem chi tiết
Smile
7 tháng 4 2021 lúc 20:21

*Hoàn Cảnh:

Vụ tấn công kinh thành thất bại vua Hàm Nghi hạ ''Chiếu Cần Vương''.

Phong trào kháng Pháp lan rộng gọi là phong trào cần vương

*Dien bien:Chia lam hai giai doan.

Giai đoạn 1:

khởi nghĩa nổ ra khắp Bắc ki,Trung ki

phong trào đã được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ.

Giai đoạn 2:

phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.

 

Bình luận (1)
Hquynh
7 tháng 4 2021 lúc 20:21

* Hoàn cảnh:

- Giai đoạn 1957 - 1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.

- Tháng 5 - 1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.

- Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

* Diễn biến:

- Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), rồi lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Tháng 1 - 1960, phong trào nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày - Bến Tre), rồi lan nhanh ra các tỉnh, huyện khác.

- Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

* Kết quả:

- Phong trào lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3 200/ 5 721 thôn ở Tây Nguyên.

* Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Bình luận (2)
minh nguyet
7 tháng 4 2021 lúc 20:22

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

Diễn biến phong trào Cần Vương.

Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

+Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

+Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

+Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

+Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

+Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

+Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

-Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.  

Kết quả của phong trào:

-11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri

-1896,phong trào chấm dứt.

Bình luận (0)